Con đường Tây Tiến vang danh một thời nay vẫn còn đó. Đỉnh Pha Luông sừng sững như thiên đường trong mây. Một ngày nhớ nhà thơ Quang Dũng, nhớ Tây Tiến, ta lang thang đến miền thảo nguyên Mộc Châu nhuộm vàng bởi những bông cúc quỳ hoang dại.
Huyền thoại Pha Luông
Trong tứ thơ lãng mạn của bản anh hùng ca Tây Tiến, dãy núi Pha Luông, thuộc xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La quanh năm mờ ảo trong sương. Có ai đó từng đến với Pha Luông nói rằng, ngọn núi ấy là nàng công chúa đã được đánh thức sau cơn ngủ dài dằng dặc với mây ngàn. 2 năm trở lại đây, các tour chinh phục Pha Luông đã được chọn như điểm khám phá “quyến rũ” du khách trở về Mộc Châu. Pha Luông không khó chinh phục như đỉnh Fan Xi Păng, không cao bằng đỉnh nóc nhà Đông Dương, song với khoảng 2.000 mét so với mực nước biển cũng đã tạo nên một tiểu khí hậu đặc biệt cho đỉnh núi huyền thoại này.
Chỉ trong một buổi sáng ở đây, ta có thể chứng kiến nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có khi đang nắng trong xanh, bất chợt mây kéo giăng mùng mờ mịt. Khám phá thiên đường mây ở Pha Luông sẽ làm cho bước chân leo núi của ta quên đi thời gian, mệt nhọc. Ta cứ đắm chìm vào mây, vào cây cỏ thiên nhiên hoang dã, vào những bông hoa dại bắt mắt bên lối đi rồi chẳng thể ngờ ta đã bỏ lại sau lưng những nửa ngày, và bất ngờ ngẩng lên là đã chạm đỉnh Pha Luông vời vợi. Ngửa mặt lên trời hay quay mặt sang bốn bề chỉ là mây và mây. Bất chợt, cơn gió bắt mây trắng về trời, để lại ta với cỏ cây hoang dại và bản Hin Pén hiện ra trước mắt. Đây là bản cao nhất trên đỉnh Pha Luông, nơi có đồng bào Mông sinh sống là chủ yếu. Cuộc sống của họ vẫn cứ giản đơn như bao đời qua, tất cả vẫn tự cung, tự cấp. Từ cách bảo quản thức ăn bằng cách ướp thịt với muối trong chum, ướp muối vào thịt rồi gác bếp hay tự cất rượu cho mình uống đã cho ta những cảm nhận thật đặc biệt.
Khi mây tan cũng là lúc ta thỏa sức phóng tầm nhìn về thảo nguyên Mộc Châu, bất tận với gió núi, mây trời, thả hồn với nàng công chúa thiên nhiên.
Pha Luông cách nước bạn Lào không bao xa. Muốn tiếp nối cuộc hành trình, có thể khám phá nước bạn Lào qua cửa khẩu Lóng Sập. Đây là cửa khẩu quốc tế, nhưng không khí ở đây vẫn mang nét đặc trưng của miền sơn cước. Không có cảnh nhộn nhịp người, xe qua lại, hàng hóa tấp nập, chỉ thấy những anh lính biên phòng đổi gác, tuần tra, cần mẫn xuyên rừng lội suối, và hình ảnh ấy cũng sẽ ấn tượng trong hành trình khám phá của mỗi du khách.
Chỉ trong một buổi sáng ở đây, ta có thể chứng kiến nhiều kiểu thời tiết khác nhau. Có khi đang nắng trong xanh, bất chợt mây kéo giăng mùng mờ mịt. Khám phá thiên đường mây ở Pha Luông sẽ làm cho bước chân leo núi của ta quên đi thời gian, mệt nhọc. Ta cứ đắm chìm vào mây, vào cây cỏ thiên nhiên hoang dã, vào những bông hoa dại bắt mắt bên lối đi rồi chẳng thể ngờ ta đã bỏ lại sau lưng những nửa ngày, và bất ngờ ngẩng lên là đã chạm đỉnh Pha Luông vời vợi. Ngửa mặt lên trời hay quay mặt sang bốn bề chỉ là mây và mây. Bất chợt, cơn gió bắt mây trắng về trời, để lại ta với cỏ cây hoang dại và bản Hin Pén hiện ra trước mắt. Đây là bản cao nhất trên đỉnh Pha Luông, nơi có đồng bào Mông sinh sống là chủ yếu. Cuộc sống của họ vẫn cứ giản đơn như bao đời qua, tất cả vẫn tự cung, tự cấp. Từ cách bảo quản thức ăn bằng cách ướp thịt với muối trong chum, ướp muối vào thịt rồi gác bếp hay tự cất rượu cho mình uống đã cho ta những cảm nhận thật đặc biệt.
Khi mây tan cũng là lúc ta thỏa sức phóng tầm nhìn về thảo nguyên Mộc Châu, bất tận với gió núi, mây trời, thả hồn với nàng công chúa thiên nhiên.
Pha Luông cách nước bạn Lào không bao xa. Muốn tiếp nối cuộc hành trình, có thể khám phá nước bạn Lào qua cửa khẩu Lóng Sập. Đây là cửa khẩu quốc tế, nhưng không khí ở đây vẫn mang nét đặc trưng của miền sơn cước. Không có cảnh nhộn nhịp người, xe qua lại, hàng hóa tấp nập, chỉ thấy những anh lính biên phòng đổi gác, tuần tra, cần mẫn xuyên rừng lội suối, và hình ảnh ấy cũng sẽ ấn tượng trong hành trình khám phá của mỗi du khách.
Đăng nhận xét